Bảo hành miễn phí 3 năm , giao hàng tận nơi miễn phí
logos
logos
Đăng nhập / Đăng ký
  • Đăng nhập với
    fb
    gg
  • Hoặc đăng nhập bằng tài khoản
    Bạn chưa có tài khoản
    logos
    Đăng nhập / Đăng ký
  • Đăng nhập với
    fb
    gg
  • Hoặc đăng nhập bằng tài khoản
    Bạn chưa có tài khoản
    Tin Thời Trang / Kiến Thức Thời Trang

    Vải cotton là gì? Nguồn gốc vải cotton

    By admin On Apr 14, 2020


    Vải cotton là loại vải rất thông dụng trong ngành may mặc hiện nay, vải cotton rất phổ biến bởi sự thoải mái vì chất liệu tự nhiên của nó. Với nhu cầu sử dụng chất liệu cotton ngày càng nhiều, người ta đã nghiên cứu và tạo nên nhiều loại vải cotton pha với nhiều thành phần khác nhau, chất liệu chính vẫn làm từ sợi bông. Chúng ta hãy cùng Mon Amie tìm hiểu nhé.


    Vải cotton là gì? Nguồn gốc vải cotton

     
    Vải cotton là gì?

    Vải cotton là loại vải có nguyên liệu chính từ sợi bông được lấy từ cây bông vải kết hợp với các nguyên liệu thiên nhiên khác dệt thành. Hiện nay, vải cotton chính là loại vải được sử dụng nhiều nhất trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ may mặc cho đến sản xuất chăn ga gối đệm. Vì được làm hoàn toàn từ những chất liệu tự nhiên nên những sản phẩm làm từ cotton luôn mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng.

    Không những vậy vải cotton còn rất bền cao so với các loại vải có nguồn gốc tự nhiên khác.

     Nhược điểm của vài cotton là dễ bị nhăn, bị co ngót sau khi gặt.

    bong1-1486433182800-1495005327442

    Nguồn gốc vải cotton

    Không ai biết chính xác vải cotton xuất hiện từ khi nào. Các nhà khoa học người Mexico đã tìm thấy một vài mảnh vải cotton trong những hang động và chúng được chứng minh là ít nhất khoảng 7.000 năm tuổi. Họ cũng nhận thấy rằng chính bông giống như được trồng ở Mỹ ngày nay.

    Tại thung lũng sông Idus ở Pakistan, bông đã được trồng và kéo thành sợi dệt vải cotton từ khoảng 3.000 năm Trước Công Nguyên. Cũng trong khoảng thời gian đó, những người dân bản địa ở thung lũng sông Nile của Ai Cập đã biết làm và sử dụng quần áo bằng vải cotton.

    Các thương nhân Ả Rập đã mang vải cotton sang châu Âu vào 800 năm trước Công nguyên. Khi Colombus phát hiện ra Mỹ vào năm 1492, ông đã tìm thấy bông mọc ở quần đảo Bahama. Cho đến năm 1500 cotton đã được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới.

    Hạt giống bông được cho là đã được trồng ở Florida vào năm 1556 và ở Virginia vào năm 1607. Đến năm 1616, thực dân đã trồng bông dọc theo sông James ở Virginia.

    Cotton

     

     

    Cotton được sản xuất lần đầu tiên bằng máy móc ở Anh vào năm 1730. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh và phát minh ra bông gin ở Hoa Kỳ đã mở đường cho vị trí quan trọng của bông trên thế giới ngày nay.

     

    Eli Whitney, một người gốc Massachusetts, đã bảo đảm bằng sáng chế về sản xuất vải cotton vào năm 1793, mặc dù hồ sơ văn phòng bằng sáng chế chỉ ra rằng may kéo sợi đầu tiên có thể được chế tạo bởi một thợ máy tên là Noah Homes hai năm trước khi bằng sáng chế của Whitney. Gin, viết tắt của động cơ, có thể thực hiện công việc nhanh hơn 10 lần so với bằng tay.

    2202_cotton

    Gin đã có thể cung cấp số lượng lớn sợi cotton cho ngành dệt đang phát triển nhanh. Trong vòng 10 năm, giá trị của vải cotton ở Hoa Kỳ đã tăng từ 150.000 đô la lên hơn 8 triệu đô la.

    Đặc điểm của vải cotton

    • Thoải mái dễ chịu khi sử dụng.
    • Được làm từ sợi tự nhiên, xenlulo.
    • Hấp thụ nước tốt.
    • Làm khô chậm.
    • Chống lại sự tích tụ tĩnh điện.
    • Dễ nhăn, hay bị co.
    • Có thể chịu được nhiệt, chất tẩy rửa và thuốc tẩy.
    • Có thể bị hư hại do nấm mốc.
    • Có thể bị hư hỏng do tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời.

    18139337_0_raw-cotton-fibre

     

    Ngày nay với công nghệ và khoa học ngày càng phát triển đã phát triển thêm nhiều loại vải tự nhiên khác :

    Vải Modal: được làm từ gỗ cây sồi

    Vải Bamboo: được làm từ thân cây tre

    Vải Tencel: được được làm từ gỗ thuộc họ lá kim như bạch đàn

     Đặc điểm chung trong việc sản xuất và tính chất của 3 loại vải sinh học này là quá trình nghiền nhỏ các nguyên liệu tạo ra loại bột vô cùng mịn và sử dụng các loại bột đó tạo thành sợi rồi dệt thành vải.

     Các loại vải sinh học này tuy mới xuất hiện trên thị trường thế giới, song với các đặc tính ưu việt như mềm mại, mịn màng, thoáng mát và có khả năng thấm hút tốt hơn. Các loại vải trên sẽ dần thay thế chất liệu cotton truyền thống.

     Khi chạm vào bề mặt sản phẩm người tiêu dùng ngay lập tức có thể cảm nhận thấy sự mềm mượt và mát lạnh. Không những thế các loại vải sinh học này còn không gây ma sát, tích điện và không bị nhăn so với Cotton thông thường.

    Nhược điểm của 3 loại vải trên là độ bền không cao. Khi giặt giũ, sử dụng cần phải tuân thủ tốt các tiêu chuẩn khắt khe hơn vải cotton

    (Cây tre : nguồn nguyên liệu sản xuất nên loại vải bambo mới )

     

    5 tháng đầu năm, nhập khẩu bông của Việt Nam đạt 447.000 tấn, trị giá 712 triệu USD, tăng 35,2% về lượng và 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

    Theo số liệu thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), trong số các nhóm nguyên liệu nhập khẩu ngành dệt may như: xơ, sợi dệt, vải, bông thì mặt hàng bông đang có sự gia tăng đột biến.

    Tính chung 5 tháng đầu năm, nhập khẩu bông của Việt Nam đạt 447.000 tấn, trị giá 712 triệu USD, tăng 35,2% về lượng và 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, nhập khẩu bông tháng 5 ước đạt 105.000 tấn, trị giá 166 triệu USD tăng 39,1% về lượng và 8,9% về giá trị so với cùng kỳ 2014. Giá bông nhập khẩu 5 tháng giảm 19,6% so với cùng kỳ 2014, xuống còn 1.593 USD một tấn.

    Theo Vitas, với 62% doanh nghiệp xuất khẩu phản hồi đã có đơn hàng tăng hơn 10% so với quý đầu năm, dự kiến, nhập khẩu bông nguyên liệu sẽ tiếp tục đà tăng trong quý III/2015.

    Bên cạnh bông, xơ, sợi cũng là nguyên liệu có tốc độ nhập khẩu gia tăng mạnh. 5 tháng đầu năm 2015 nhập khẩu nguyên liệu này ước đạt 326.000 tấn, trị giá 638 triệu USD, tăng 11,2% về lượng và 3,5% về trị giá so với cùng kỳ 2014. Giá sợi nhập khẩu bình quân 5 tháng đầu năm cũng giảm 6,8% so với cùng kỳ 2014, xuống 1.954 USD một tấn.

    Nguồn: VnExpress

    Các bài viết khác
    11 0968.111.118
    Chọn cách thức liên lạc
    MON AMIE có thể giúp gì cho bạn?